Sầu riêng Việt Nam tại Trung Quốc tăng 82%, Thái Lan giảm 49%
Nghiên cứu của Đan Mạch là nghiên cứu mới nhất đã làm nổi bật mối liên quan giữa béo phì và số lượng tinh trùng thấp.Ngao ngán cảnh ‘xe rau Đà Lạt’ vượt ẩu, chạy ngược chiều bất chấp trên quốc lộ
Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết hợp nhất Sở KH-CN với Sở TT-TT thành lập Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh; nghị quyết hợp nhất sở tài chính với Sở KH-ĐT thành lập Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.Nghị quyết hợp nhất sở xây dựng với Sở GTVT thành Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh. Sở Xây dựng thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở, công sở, thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông, quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn.Đồng thời, HĐND tỉnh Bắc Ninh ban hành nghị quyết thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT.Theo các nghị quyết, UBND tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở KH-CN, sở tài chính, sở xây dựng, Sở TN-MT tỉnh Bắc Ninh để đi vào hoạt động từ ngày 1.3.HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng ra nghị quyết kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB-XH chuyển chức năng về sở nội vụ, sở nông nghiệp và môi trường; đồng thời tổ chức lại bộ máy sở y tế, sở giáo dục và đào tạo để tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Cơ hội vào bán kết VBA 2023 của Nha Trang Dolphins và Ho Chi Minh City Wings
Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa gửi tới Bộ KH-ĐT góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Dự thảo quy định đối tượng được đăng ký thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính… Đây là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính.VCCI cho rằng, dự thảo chưa đề cập đến các khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính lớn như các tập đoàn, công ty mẹ, công ty holding. Điều này dẫn đến câu hỏi, các doanh nghiệp phi tài chính có được phép đăng ký thành viên của trung tâm tài chính hay không.Tham khảo kinh nghiệm một số trung tâm tài chính khác trên thế giới cũng có quy chế đăng ký thành viên, VCCI cho biết đối tượng được phép tham gia được chia thành 2 nhóm rõ ràng là các doanh nghiệp tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính.Liên quan tới chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), theo VCCI, mục 2.2.3 của dự thảo về sandbox đối với fintech (mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính) đang được thiết kế theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý tài sản mã hóa, tiền mã hóa, token tiện ích…Nhìn nhận quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ Chính phủ gặp khó trong việc ban hành văn bản hướng dẫn do không thể quy phạm hóa các vấn đề quá mới và đang biến đổi rất nhanh, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận, cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp để đáp ứng các mục tiêu quản lý của nhà nước.Cụ thể, Nhà nước cần đặt ra các mục tiêu như bảo vệ quyền sở hữu, phòng chống lừa đảo, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền, an ninh năng lượng và môi trường… Các doanh nghiệp fintech khi xin phép sẽ trình bày mô hình kinh doanh của mình và thuyết minh các giải pháp để đạt được các mục tiêu trên.Cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định các giải pháp và cấp phép cho hoạt động fintech đó. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các giải pháp đã cam kết và phải báo cáo cũng như chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan nhà nước. Sau một thời gian, khi giải pháp của doanh nghiệp được chứng minh là hiệu quả, Nhà nước mới tiến hành xây dựng thành quy phạm quản lý.VCCI cũng góp ý nội dung về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư cho đổi mới, sáng tạo.Mục 2.3.6 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp mới chỉ tập trung vào việc miễn giảm loại thuế này. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp startup, quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đang cản trở dòng vốn đổ vào thị trường này.Ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp chuyên đầu tư mạo hiểm cho các startup, doanh nghiệp này góp vốn vào nhiều doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Khi doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm bán phần vốn góp ở startup thành công và có doanh thu sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản chi phí đã đầu tư vào các startup thất bại không được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế.VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung chính sách quy định về cơ chế thuế phù hợp với các doanh nghiệp đăng ký hoạt động đầu tư mạo hiểm tại trung tâm tài chính.Chia sẻ tại hội thảo "Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam" diễn ra ở Đà Nẵng cách đây vài ngày, ông Rich McClellan, Giám đốc Quốc gia Viện Tony Blair tại Việt Nam, phân tích cơ chế ưu đãi dành cho các trung tâm tài chính quốc tế (IFC) thường tập trung vào các biện pháp như miễn thuế doanh nghiệp và miễn thuế khấu trừ tại nguồn.Khi xem xét áp dụng các cơ chế tương tự cho IFC của Việt Nam, cần điều chỉnh mức giảm hoặc miễn thuế phù hợp với các ưu tiên phát triển mà Việt Nam đã xác định để tối ưu hóa phân bổ nguồn lực tài chính. "Chúng tôi khuyến nghị áp dụng khuôn khổ khuyến khích theo từng cấp độ, tương tự như Chương trình khuyến khích khu vực tài chính (FSI) của Singapore. Trong đó, các tổ chức tài chính được hưởng những ưu đãi tương ứng với giá trị chiến lược trong hoạt động của họ", ông Rich McClellan nói.Ông Andy Khoo, Tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, nhấn mạnh thuế là một trụ cột quan trọng trong xây dựng IFC tại Việt Nam, đặc biệt là trung tâm tài chính ở Đà Nẵng.Một hệ thống thuế bậc thang có thể làm cho trung tâm tài chính tại Đà Nẵng trở nên cạnh tranh mà vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Việc áp dụng chiến lược thuế linh hoạt sẽ hỗ trợ thu hút đầu tư mà không gây bất lợi cho sự ổn định tài chính.
Lực lượng an ninh Pakistan đã tiến hành một nhiệm vụ giải cứu vào chiều 11.3 sau khi một nhóm ly khai đánh bom một đường ray xe lửa ở tỉnh Balochistan thuộc tây nam Pakistan và tấn công một đoàn tàu chở khoảng 450 hành khách."346 con tin đã được giải cứu và hơn 30 tên khủng bố đã bị tiêu diệt trong chiến dịch này", một sĩ quan quân đội Pakistan nói với AFP với điều kiện giấu tên vì ông không được phép nói chuyện với giới truyền thông. Vị sĩ quan còn nói rằng 27 binh sĩ bị giết đã đi trên tàu với tư cách là hành khách. Một binh sĩ đang làm nhiệm vụ đã thiệt mạng trong chiến dịch giải cứu.Vị sĩ quan không đưa ra số dân thường thiệt mạng, nhưng trước đó một quan chức đường sắt và nhân viên y tế cho biết tài xế tàu và một cảnh sát đã thiệt mạng. Hôm 11.3, ông Muhammad Kashif, quan chức cấp cao của ngành đường sắt ở Quetta, thủ phủ tỉnh Balochistan, nói rằng 450 hành khách trên tàu đã bị bắt làm con tin.Nhóm ly khai Quân đội Giải phóng Baloch (BLA) đã ngay lập tức nhận trách nhiệm về vụ tấn công, công bố một đoạn video về vụ nổ trên đường ray, sau đó là hàng chục thành viên xuất hiện từ nơi ẩn náu trên núi.Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi nhận trách nhiệm về vụ tấn công, BLA đã yêu cầu trao đổi với lực lượng an ninh để đổi lấy các thành viên bị giam giữ.Những hành khách trốn thoát hoặc được các tay súng thả ra đã mô tả sự hoảng loạn khi những tay súng chiếm quyền kiểm soát tàu, phân loại khách theo căn cước, bắn vào những người lính nhưng thả một số gia đình."Họ yêu cầu chúng tôi ra khỏi tàu từng người một, tách những người phụ nữ ra và yêu cầu rời đi. Họ cũng tha cho những người lớn tuổi", ông Muhammad Naveed, người đã trốn thoát, kể lại. "Họ yêu cầu chúng tôi ra ngoài, nói rằng chúng tôi sẽ không bị làm hại. [Sau đó] họ đã chọn một số người và bắn hạ họ".Ông Babar Masih, một công nhân 38 tuổi, hôm 12.3 cho hay ông và gia đình đã đi bộ hàng giờ qua những ngọn núi hiểm trở để đến một chuyến tàu có thể đưa họ đến một bệnh viện tạm thời trên một sân ga. "Những người phụ nữ của chúng tôi đã cầu xin họ, và họ đã tha cho chúng tôi. Họ bảo chúng tôi ra ngoài và không được ngoảnh lại. Khi chúng tôi chạy, tôi thấy nhiều người khác chạy cùng chúng tôi", ông Masih nói với AFP.
Phạt chủ tài khoản 'Giang Kim Cúc và các cộng sự' vụ bà ngoại rút ổng thở của cháu
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.